Menu
Không phải máy khoan pin nào cũng giống nhau, bạn cần xác định đúng nhu cầu sử dụng để chọn loại phù hợp:
- Máy khoan pin 12V – 14V: Phù hợp khoan gỗ, khoan nhựa, bắt vít trong gia đình.
- Máy khoan pin 18V – 24V: Dùng trong xây dựng, khoan kim loại, tường mỏng, bê tông nhẹ.
- Máy khoan pin 36V trở lên: Chuyên dụng để khoan bê tông dày, tường cứng.
- Khoan pin thường: Dùng cho công việc khoan cơ bản trên gỗ, nhựa, kim loại mỏng.
- Khoan pin động lực: Có chế độ búa, dùng để khoan gạch, tường mỏng.
- Khoan pin búa: Chuyên dùng cho công trình, khoan bê tông và vật liệu cứng.
- Các thương hiệu phổ biến: Bosch, Makita, Dewalt, Milwaukee, Stanley, Total…
- Chọn máy có điều chỉnh tốc độ, đảo chiều, đèn LED hỗ trợ nếu làm việc trong môi trường thiếu sáng
- Sạc đầy trước khi sử dụng lần đầu tiên.
- Không để pin cạn kiệt hoàn toàn rồi mới sạc lại, nên sạc khi pin còn khoảng 20-30%.
- Dùng đúng bộ sạc theo máy, không sử dụng sạc kém chất lượng.
- Không sạc pin quá lâu sau khi đã đầy, tránh chai pin.
- Tránh để pin ở nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp.
- Không để pin bị ẩm hoặc tiếp xúc với nước.
- Nếu không sử dụng trong thời gian dài, sạc đầy khoảng 50% rồi cất giữ.
- Kiểm tra pin, mũi khoan trước khi sử dụng.
- Chọn mũi khoan phù hợp với vật liệu (gỗ, sắt, bê tông…).
- Cố định chắc chắn vật cần khoan, tránh rung lắc.
- Đeo kính bảo hộ, găng tay để tránh bụi và mảnh vỡ.
- Cầm chắc máy khoan bằng cả hai tay khi khoan vào vật liệu cứng.
- Không đặt tay gần mũi khoan hoặc lỗ khoan để tránh nguy hiểm.
- Điều chỉnh tốc độ khoan phù hợp:
+ Tốc độ thấp: Dùng để bắt vít hoặc khoan kim loại.
+ Tốc độ cao: Dùng để khoan gỗ hoặc khoan nhanh.
- Luôn tắt máy khi thay mũi khoan hoặc kiểm tra máy.
- Tắt máy và tháo pin ra nếu không sử dụng nữa.
- Vệ sinh sạch bụi bẩn ở mũi khoan và thân máy.
- Kiểm tra mũi khoan, nếu bị mòn hoặc cong thì thay mới.
- Dùng khăn khô lau sạch bụi sau mỗi lần sử dụng.
- Nếu máy bị dính dầu mỡ, có thể lau bằng vải ẩm, nhưng không để nước vào động cơ.
- Kiểm tra pin có bị chai hay không (thời gian sử dụng giảm đáng kể).
- Kiểm tra mũi khoan có bị sứt mẻ, gãy không.
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp.
- Không để pin trong máy khi không sử dụng lâu ngày.
- Cất máy trong hộp đựng để tránh va đập.
- Khoan vật liệu cứng (gạch, bê tông): Dùng máy khoan có chế độ búa, tốc độ khoan chậm rồi tăng dần.
- Khoan gỗ: Dùng tốc độ cao, có thể đặt mảnh gỗ vụn phía sau để tránh mẻ gỗ.
- Khoan kim loại: Chọn mũi khoan chuyên dụng, bôi dầu để giảm ma sát, tránh cháy mũi khoan.
- Bắt vít: Dùng lực siết vừa đủ để tránh làm trờn ren ốc vít.